Tội trốn thuế và các khung hình phạt theo pháp luật hiện hành

Tội trốn thuế là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện,  hành vi vi phạm hành chính về thuế, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Các căn cứ pháp lý để xác định và xử phạt hành vi trốn thuế gồm:

  • Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 của Quốc Hội.
  • Luật số 21/2012/QH13 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật quản lý thuế.
  • Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 của Quốc Hội.
  • Nghị định số 129/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của Chính Phủ.
  • Quyết định 2497/QĐ-BTC năm 2017 của Bộ Tài Chính.
  • Thông tư số 30/2001/TT-BTC ngày 16/5/2001 của Bộ Tài Chính.
  • Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội.
  • Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Những cơ sở nào để kết luận tội trốn thuế?

Tội trốn thuế là như thế nào?

Để khách hàng có một cái nhìn trực quan và thực tế nhất khi tìm hiểu về vấn đề trốn thuế, Luật Tường & Cộng Sự xin được trích ra một câu hỏi đến từ anh N.T.A. (Hưng Yên) đã gửi về cho chúng tôi với nội dung như sau:

“Thưa Luật Sư, tôi là nhân viên kế toán tại một công ty tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Trong hồ sơ khai báo thuế, vì một số lý do khách quan mà tôi đã khai giảm doanh thu so với số liệu thực tế. Vậy trong trường hợp trên, có phải là tôi đã mắc tội trốn thuế hay không? Những trường hợp nào sẽ được coi là trốn thuế? Hy vọng có được câu trả lời sớm từ Luật Sư Tường! Xin cảm ơn!”

Đầu tiên, Luật Tường & Cộng Sự cảm ơn anh A. đã tin tưởng và gửi câu hỏi này cho chúng tôi, xin trả lời anh như sau:

Hành vi khai báo thuế (cụ thể là khai giảm doanh thu so với số liệu thực tế) của anh đã phạm tội trốn thuế do lỗi cố ý hoặc vô ý theo mặt chủ quan.

Tội trốn thuế là hành vi xâm phạm chính sách thuế của Nhà nước thông qua việc nộp thuế không đầy đủ hoặc khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh khiến chủ thể không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn so với mức phải đóng thông thường.

➤ Tham khảo thêm: Luật sư riêng cho Doanh nghiệp.

Những trường hợp được coi là trốn thuế?

Các đương sự được xem là trốn thuế khi:

  • Lợi dụng những sơ hở của Pháp Luật để thực hiện hành vi gian lận thương mại, trốn thuế trong các lĩnh vực như: Hoàn thuế giá trị gia tăng, đầu tư gia công, sản xuất xuất khẩu, nhập đầu tư, tạo tài sản cố định, nhập kinh doanh….

Trốn thuế có thể được thực hiện bằng cách lợi dụng những sơ hở của pháp luật

  • Gian lận về số lượng, trọng lượng, kim ngạch, định mức, danh mục máy móc thiết bị, khấu hao tài sản, chủng loại, mã số hàng hóa (mã HS), chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O),… để được miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và trốn thuế.
  • Hành vi tạo giao dịch mua hàng giả mạo, tự tạo ra chứng từ để hợp pháp hóa khoản chi không có thực hay còn được gọi là chi khống (trong tổ chức/doanh nghiệp).
  • Hành vi ghi giá bán thấp hơn giá thực tế (hay “down” giá): Ghi giá bán trên hóa đơn và kê khai doanh thu tính thuế thấp hơn giá khách hàng thực tế thanh toán.

Hoặc theo Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định xử phạt hành chính về thuế thì chủ thể có các hành vi sau đây sẽ bị coi là trốn thuế:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 5 Điều 32 của Luật Quản Lý Thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định này.
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
  • Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.

Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư không đúng số liệu thực nhằm trốn thuế

Và rất nhiều trường hợp khác được quy định rõ tại Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14 của Quốc Hội và Luật số 21/2012/QH13 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều luật quản lý thuế,… Tùy vào hành vi cũng như chủ thể vi phạm và số tiền trốn thuế mà khách hàng cũng như anh N.T.A. có thể biết rõ hơn bằng cách gọi điện trực tiếp đến số 0901 345 506 với Luật Tường & Cộng Sự để hiểu rõ chi tiết!

Ngoài những trường hợp được coi là trốn thuế trên thì cơ sở nào mà khách hàng có thể xác định và kết tội trốn thuế theo đúng quy định của Nhà Nước? Luật Tường & Cộng Sự sẽ tiếp tục trả lời bạn trong phần tiếp theo dưới đây.

Ai là người đủ thẩm quyền để xử phạt, miễn, giảm tiền phạt tội trốn thuế theo quy định hiện hành?

Anh N.M.H. (sinh sống tại Hồ Chí Minh) cũng có gửi thắc mắc cho Luật Tường & Cộng Sự về vấn đề sau: Tôi có tìm hiểu về một số Luật Hành Chính và Hình Sự về thuế nhưng chưa hiểu ai là người có thẩm quyền xử phạt, miễn, giảm tiền phạt? Mong Luật Sư Tường & Cộng Sự giúp tôi!

Chúng tôi xin hỗ trợ bạn M.H. như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế được quy định tại Điều 16 Thông tư 166/2013/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:

  1. Công chức thuế đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Thông tư trên.
  2. Đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Thông tư này.

Những người có thẩm quyền phải được pháp luật công nhận

  1. Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 15.
  2. Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 15 Thông tư này.
  3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 15 Thông tư này.
  4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm về thủ tục thuế của những người được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này áp dụng đối với một hành vi vi phạm của tổ chức; Trường hợp phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm về thủ tục thuế thì thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân bằng ½ thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức. Thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế miễn, giảm; hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm c Khoản 4, Điểm c Khoản 5 Điều này áp dụng cho cá nhân và tổ chức vi phạm theo quy định tại Khoản 2 Điều 109 Luật quản lý thuế.

Điều 15. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 16. Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, trình tự thủ tục và thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt: Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế có quyền đề nghị miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế mà số tiền phạt từ 3.000.000 đồng trở lên trong trường hợp gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, tai nạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo. Mức miễn, giảm tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt còn lại trong quyết định xử phạt và không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại, chi phí chữa bệnh.

Thời hiệu, thời hạn xử phạt tội trốn thuế

Vậy, khi khách hàng vi phạm hoặc bị xử phạt tội trốn thuế thì thời hiệu xử phạt là bao nhiêu?

Theo Nghị định số 129/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của Chính Phủ, mục 1 điều 2, khoản 2 có nêu rõ:

  • Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra quyết định xử phạt.

Thời hiệu xử phạt tội trốn thuế

  • Thời điểm xác định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; hành vi trốn thuế, gian lận thuế là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện khai thiếu thuế, hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
  • Tại Điểm e, Khoản 3, Điều 9 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính (hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ), hướng dẫn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
  • Tại Điểm d, Khoản 2, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính (hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ), hướng dẫn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công; cá nhân có thu nhập từ kinh doanh: Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Một ví dụ về thời hạn xử phạt tội trốn thuế như sau:

Đơn vị của ông L.Đ.B. (Bình Dương) quyết toán thuế TNCN năm 2012 – 2016. Nếu kiểm tra phát hiện đơn vị ông kê khai thiếu số thuế phải nộp thì sẽ bị xử phạt trong phạm vi thời gian nào (ngày cơ quan thuế quyết định kiểm thanh tra kiểm tra là ngày 15/8/2018)?

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp ngày 15/8/2018 cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra thuế TNCN đối với đơn vị ông B (có đăng ký thuế), thời kỳ kiểm tra từ năm 2012 đến năm 2016, qua kiểm tra phát hiện khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp. Số thuế thiếu năm 2015 (thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là ngày 31/3/2013) đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì không bị xử phạt, số thuế thiếu năm 2013 đến năm 2016 trong thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì bị xử phạt.

Các khung hình phạt tội trốn thuế theo quy định pháp luật.

Anh Minh (công ty TNHH AS) để lại bình luận: Có các khung hình phạt tội trốn thuế nào? nên chúng tôi sẽ tổng hợp và đưa ra vào bên dương như sau:

Xử phạt hành chính đối với chủ thể có hành vi trốn thuế:

Khung hình phạt hành chính đối với chủ thể có hành vi trốn thuế

Theo Nghị định số 129/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của Chính Phủ chương I mục 2 điều 11 thì:

Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 108 của Luật quản lý thuế thì bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, như sau:

  1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên.
  2. Phạt tiền 1,5 lần tính trên số tiền thuế trốn, gian lận đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: Vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai có một tình tiết giảm nhẹ.
  3. Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ.
  4. Phạt tiền 2,5 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
  5. Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai mà có 2 (hai) tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ 3 (ba) có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ tư trở đi.
  6. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị xử phạt quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước, nhưng không phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế đối với số thuế trốn, số thuế gian lận.
  7. Số tiền thuế trốn, gian lận là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.

Xử lý hình sự đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế:

Xử lý hình sự đối với hành vi trốn thuế sẽ như thế nào?

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định cụ thể về tội trốn thuế như sau:

  • Đối với cá nhân phạm tội

Mức phạt đối với cá nhân trốn thuế được quy định như sau:

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người hành vi trốn thuế với số tiền trốn thuế:

  • Từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau đây, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:Tội buôn lậu; Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm…
  • Từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm đối với các trường hợp trốn thuế có tổ chức; Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Phạm tội 02 lần trở lên; Tái phạm nguy hiểm.
  • Từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người có hành vi trốn thuế với số tiền từ 1.000.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung:

  • Ngoài các mức phạt trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  • Đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Nếu pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế?

Mức phạt đối với pháp nhân thương mại trốn thuế được quy định như sau:

  • Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với: Pháp nhân thương mại có hành vi trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm: Tội buôn lậu; Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội đầu cơ.
  • Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng đối với: Pháp nhân thương mại thực hiện các hành vi trốn thuế thuộc một trong các trường hợp có tổ chức; Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; Phạm tội 02 lần trở lên; Tái phạm nguy hiểm;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm đối với: Pháp nhân thương mại có hành vi trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm.

Hình phạt bổ sung:

Ngoài các mức phạt trên, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Hy vọng những thông tin trên mà Luật Tường & Cộng Sự đã cung cấp sẽ giúp ích cho cá nhân/doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thuế và tội trốn thuế. Nếu bạn đang cần một dịch vụ tư vấn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số  0901.345.506  trong thời gian sớm nhất!

Công ty Luật Tường & Cộng Sự sở hữu đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật, tố tụng, thực hiện các thủ tục pháp lý và các hoạt động đại diện pháp luật khác; Đặc biệt, trong các lĩnh vực như: Đất đai, dân sự, hôn nhân & gia đình, thừa kế, hình sự, hành chính và doanh nghiệp…

Công ty Luật TNHH Tường & Cộng Sự

cropped-tuongcong-su-logo

  • Địa chỉ: Lầu 1 số 207A Nguyễn Văn Thủ – Phường Đa Kao – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0917 735 191
  • Hotline: 0901 345 506
  • Email: luattuongcongsu@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *