Tranh chấp trong kinh doanh – thương mại là điều khó tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Giải quyết các tranh tụng trong vụ án kinh doanh thương mại luôn là dịch vụ mà Công ty Luật Tường & Cộng Sự muốn đem đến sự uy tín và đảm bảo thành công cho khách hàng.
Các căn cứ pháp lý để tiến hành thủ tục tranh chấp vụ án kinh doanh thương mại:
- Bộ luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13.
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13.
- Luật Doanh nghiệp năm 2020 số 59/2020/QH14.
- Luật Thương mại năm 2005 số 36/2005/QH11.
- Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 62/2014/QH13
- Pháp lệnh số: 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/2/2009 quy định về án phí, lệ phí Tòa án
Các trường hợp phát sinh tranh chấp kinh doanh thương mại
Việc khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại không giống như các tranh chấp về hôn nhân, dân sự hay lao động đều dựa vào nội dung của bộ luật liên quan, đối chiếu với các quy định về thẩm quyền do Bộ Luật tố tụng dân sự quy định để xác định các tranh chấp thuộc quyền giải quyết của Tòa án. Đối với tranh chấp trong vụ án kinh doanh thương mại, lấy quy định của Bộ luật tố tụng dân sự làm tiền đề.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 31 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, các tranh chấp vụ án kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thuộc các nhóm sau:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền của Tòa án đối với tranh tụng vụ án kinh doanh thương mại
Sau khi xác định được các tranh chấp trong vụ án kinh doanh thương mại để đối chiếu với quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 35, Khoản 1 Điều 36 và Điểm a Khoản 1 Điều 37 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau.
Thẩm quyền Tòa án theo các cấp
Tòa án nhân dân cấp huyện
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm cho các tranh chấp về kinh doanh thương mại nằm trong Khoản 1 Điều 30 Bộ Luật tố tụng dân sự. Đối với những Tòa án nhân dân cấp huyện vẫn chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án có trách nhiệm tổ chức xét xử, phân công Thẩm phán giải quyết tranh chấp.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Dựa theo Luật tổ chức Tòa án năm 2014 và Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
- Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại trong thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh.
- Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm các vụ việc mà bán án quyết định về kinh doanh thương mại chưa có hiệu lực theo pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện (do bị kháng cáo, kháng nghị,…).
Thẩm quyền Tòa án theo lựa chọn của nguyên đơn
Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết theo thủ tục sơ thẩm dựa trên sự lựa chọn của nguyên đơn khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án địa phương bị đơn cư trú, làm việc có trụ sở cuối cùng hoặc có tài sản giải quyết nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn.
- Nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam.
- Tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh từ các hoạt động của chi nhánh tổ chức, nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án địa phương nơi có trụ sở hoặc chi nhánh giải quyết.
- Nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc hoặc nơi xảy ra thiệt hại giải quyết nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Nếu tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết.
- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.
- Nếu tranh chấp bất động sản bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
➤ Để nắm rõ hơn, các Doanh nghiệp có thể thuê Luật sư tư vấn Doanh nghiệp để tư vấn và hỗ trợ hiệu quả nhất.
Thủ tục khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Đương sự cần chuẩn bị một bộ hồ sơ khởi kiện gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu có chữ ký nguyên đơn.
- Tài liệu chứng minh người ký đơn khởi kiện có tư cách hợp pháp.
- Các tài liệu chứng minh chủ thể trong quan hệ kinh doanh thương mại tranh chấp.
- Hợp đồng kinh tế hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị tương đương.
- Các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho việc thực hiện nghĩa vụ của các bên
- Các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho lỗi/sự vi phạm nghĩa vụ của một/các bên
- Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp khác (nếu có).
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
- Biên lai nộp lệ phí hoặc tạm ứng án phí (bổ sung sau khi Tòa án tiếp nhận hồ sơ và ra thông báo nộp án phí).
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bước 3: Tòa án tiếp nhận hồ sơ khởi kiện, ra thông báo nộp tạm ứng án phí.
Theo Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự, trong 3 ngày làm việc Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện và trong vòng 5 ngày làm việc phải đưa ra quyết định đối với đơn khởi kiện.
- Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ khởi kiện;
- Nếu vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Tòa án trả lại hồ sơ cho nguyên đơn.
- Nếu hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án tiếp nhận: Chuyển hồ sơ khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền rồi thông báo cho người khởi kiện.
- Nếu hồ sơ đạt yêu cầu: Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ khởi kiện đạt yêu cầu thì Thẩm phán ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí
Thẩm phán chỉ tiến hành thụ lý vụ án khi nguyên đơn nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án.
Bước 4: Đương sự nộp biên lai tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý
Sau khi đương sự nộp lại biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án nhân dân, Tòa án tiến hành phân công Thẩm phán giải quyết và ra quyết định thụ lý.
Thời hạn chuẩn bị xét xử kéo dài từ 2 đến 4 tháng (tùy theo mức độ phức tạp của vụ án kinh doanh thương mại) kể từ ngày Tòa án ra quyết định thụ lý hồ sơ.
Bước 5: Đương sự chuẩn bị văn bản trình bày, tham gia xét xử vụ án.
Thời hạn mở phiên tòa: từ 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Các bên đương sự chuẩn bị văn bản trình bày ý kiến đối với nội dung khởi kiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Theo Điều 319 Luật thương mại 2005, thời hiệu khởi kiện áp dụng cho các tranh chấp thương mại là 2 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.
Dịch vụ tư vấn tranh tụng vụ án kinh doanh thương mại của Luật Tường & Cộng Sự
Công ty Luật Tường & Cộng Sự sở hữu đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật, tố tụng, thực hiện các thủ tục pháp lý và các hoạt động đại diện pháp luật khác; Đặc biệt, trong các lĩnh vực như: Đất đai, dân sự, hôn nhân & gia đình, thừa kế, hình sự, hành chính và doanh nghiệp…
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tranh tụng vụ án kinh doanh thương mại có thể liên hệ ngay với Công ty Luật Tường & Cộng Sự qua hotline 0901.345.506 hoặc liên hệ trực tiếp tại văn phòng để được tư vấn chuyên nghiệp và uy tín nhất!
Công ty Luật TNHH Tường & Cộng Sự
- Địa chỉ: Lầu 1 số 207A Nguyễn Văn Thủ – Phường Đa Kao – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0917 735 191
- Hotline: 0901 345 506
- Email: luattuongcongsu@gmail.com