vu-an-hinh-su

Trình tự khởi tố vụ án hình sự liên quan giết người

Giết người là tội đặc biệt nghiêm trọng trong pháp luật Việt Nam và bị toàn xã hội lên án. Trong bài viết này, Luật Tường & Cộng Sự xin chia sẻ cho quý bạn đọc trình tự khởi tố vụ án hình sự liên quan đến giết người.

Các căn cứ để khởi tố vụ án hình sự

Giết người được xếp vào nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vì gây nguy hại đặc biệt đến xã hội, xâm phạm đến tính mạng của người khác. Tuy nhiên, hành vi này sẽ chỉ được xem là phạm tội khi nó được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệm hình sự, dù vô tình hay cố ý.

Người có năng lực trách nhiệm hình sự được xác định là những cá nhân có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội và có khả năng kiềm chế hành vi để lựa chọn cách ứng xử khác phù hợp với quy định pháp luật.

Những trường hợp sau được xem là thiếu năng lực trách nhiệm hình sự:

  • Người mắc bệnh tâm thần hoặc những bệnh khác dẫn đến tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi (theo điều 21 Bộ luật Hình sự 2015).
  • Người dưới 16 tuổi, riêng với tội phạm giết người chỉ tính người dưới 14 tuổi (theo điều 12 Bộ luật Hình sự 2015).
khoi-to-vu-an-hinh-su
Giết người là hành vi vi phạm pháp luật và được xếp vào tội phạm đặc biệt

Vụ án giết người là vụ án hình sự nên sẽ chỉ được khởi tố theo điều 143, chương IX của bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:

“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

  1. Tố giác của cá nhân;
  2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  6. Người phạm tội tự thú.”

Như vậy, theo quy định trên, vụ án giết người sẽ được khởi tố khi có dấu hiệu phạm tội rõ ràng và cơ quan có thẩm quyền nhận được thông tin tố giác từ bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức, truyền thông báo chính thống, cơ quan nhà nước, cơ quan có thẩm quyền,… hoặc người phạm tội đi tự thú.

➤ Đọc thêm: Luật sư giải quyết vụ án hình sự.

Quy trình các bước khởi tố và giải quyết vụ án hình sự

Giai đoạn 1: Tiếp nhận thông tin và chuyển đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền

Một vụ án hình sự bắt đầu khi có thông tin tố giác về bất kỳ hành vi có dấu hiệu tội phạm.

Trường hợp 1:

Nếu thông tin ấy được tiếp nhận trực tiếp bởi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay cơ quan được giao nhiệm vụ thì họ sẽ lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận.

Trường hợp 2:

Cơ quan tiếp nhận không có thẩm quyền kiến nghị khởi tố thì sẽ tiến hành một số điều tra theo quy định và chuyển thông tin sang Cơ quan điều tra có thẩm quyền, chẳng hạn:

  • Công an phường/thị trấn, Đồn Công an khi tiếp nhận tố giác sẽ lập biên bản, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ rồi chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, đồ vật có liên quan.
  • Công an xã nếu nhận được thông tin tố giác từ các cá nhân/tổ chức thì lập biên bản, lấy lời khai ban đầu và gửi thông tin kèm tài liệu, đồ vật liên quan cho Cơ quan điều tra.
  • Các cơ quan khác thì chuyển ngay thông tin sang Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
khoi-to-vu-an-hinh-su
Quy trình khởi tố một vụ án hình sự được thực hiện theo quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Lưu ý:

Viện kiểm sát khi tiếp nhận bất kỳ tố giác nào cũng sẽ chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trong trường hợp, Viện kiểm sát phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu bỏ qua tội phạm và đã yêu cầu nhưng không được giải quyết thì sau 5 ngày sẽ yêu cầu cơ quan thụ lý chuyển hồ sơ lại để xem xét và giải quyết.

Giai đoạn 2: Tiến hành xác minh thông tin

Trong thời gian 3 ngày, kể từ khi tiếp nhận, Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ sẽ phải gửi văn bản thông báo về việc tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Theo khoản 3, điều 147 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành:

“a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;

  1. b) Khám nghiệm hiện trường;
  2. c) Khám nghiệm tử thi;
  3. d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.”

Như vậy, giai đoạn tiến hành xác minh thông tin sẽ gồm 3 bước:

  • Bước 1: Thu thập thông tin để xác minh thông tin tố giác có chính xác không.
  • Bước 2: Tiến hành khám nghiệm hiện trường và tử thi để có thêm phát hiện các dấu vết tội phạm và thu giữ những vật chứng liên quan.
  • Bước 3: Yêu cầu chuyên gia có chuyên môn để làm rõ các tình tiết trong vụ án (nguyên nhân dẫn đến chết người, tính chất thương tích,…) và xác định giá trị của tài sản bị xâm phạm để từ đó đánh giá mức độ nguy hiểm, xác định khung hình phạt cũng như mức độ bồi thường,…

Giai đoạn 3: Đưa ra quyết định khởi tố vụ án

Sau khi xác minh trong vòng 20 ngày, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ phải đưa ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự hoặc tạm đình chỉ.

Lưu ý:

  • Quyết định khởi tố phải dựa trên các căn cứ được quy định trong điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
  • Với những vụ án phức tạp có thể kéo dài thời gian tối đa 2 tháng. Nếu khi kết thúc thời hạn mà vẫn chưa thể kết thúc việc xác minh thì 5 ngày trước khi hết hạn kiểm tra, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể xin gia hạn thêm 1 lần nhưng không quá 2 tháng.

Khi đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự thì trong vòng 24h:

  • Viện kiểm sát cần gửi quyết định đến Cơ quan điều tra để chuyển sang giai đoạn điều tra.
  • Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ phải gửi quyết định kèm tài liệu liên quan lên Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.
  • Tòa án phải chuyển quyết định kèm tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp.

Trường hợp tạm đình chỉ khởi tố vụ án hình sự

Trong một số trường hợp có thể tạm đình chỉ việc khởi tố vụ án hình sự

Căn cứ khoản 1, điều 148 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, sau khi hết thời hạn xác minh, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định tạm đình chỉ trong trường hợp:

“a) Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả;

  1. b) Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả.”

Trong thời gian 24h kể từ khi đưa ra quyết định tạm đình chỉ khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ phải gửi quyết định kèm theo tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát.

khoi-to-vu-an-hinh-su
Trong một số trường hợp có thể tạm đình chỉ việc khởi tố vụ án hình sự

Lúc này, Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát và gửi quyết định đình chỉ đến cơ quan/ tổ chức/ cá nhân đã tố giác. Nếu trong quá trình kiểm sát, Viện kiểm sát nhận thấy quyết định này không có căn cứ thì sẽ hủy bỏ và trong thời hạn 24h sẽ gửi lại quyết định hủy bỏ cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ có thẩm quyền.

Đồng thời, trong vòng 3 ngày, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ sẽ gửi quyết định phục hồi giải quyết tố giác đến Viện kiểm sát cùng cấp/ Viện kiểm sát có thẩm quyền và cơ quan/ tổ chức/ cá nhân đã báo tin về tội phạm. Và sau đó sẽ tiếp tục giải quyết vụ tố giác đó trong vòng 1 tháng.

Kết lại

Trên đây là tất cả trình tự khởi tố vụ án hình sự liên quan đến giết người được tư vấn bởi Công ty Luật Tường & Cộng Sự. Nếu quý khách cần đến sự tư vấn pháp lý chuyên nghiệp nhất, đừng ngần ngại gọi đến hotline 0901 345 506 hoặc gửi thông tin về email luattuongcongsu@gmail.com, Công ty Luật Tường & Cộng Sự luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Công ty Luật TNHH Tường & Cộng Sự

Địa chỉ: Lầu 1 số 207A Nguyễn Văn Thủ – Phường ĐaKao – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0917 735 191

Hotline: 0901 345 506

Email: luattuongcongsu@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *