Khởi kiện vụ án lao động bao gồm rất nhiều thủ tục liên quan phức tạp. Luật Tường & Cộng Sự sẽ hướng dẫn các quý khách hàng quy trình thực hiện chuẩn nhất trong trường hợp cần tố tụng.
Các cơ sở pháp lý để áp dụng thủ tục khởi kiện vụ án lao động được dựa theo:
- Bộ luật lao động năm 2019 số 45/2019/QH14.
- Bộ luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13.
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13.
Các trường hợp có thể khởi kiện vụ án lao động
Những đối tượng sau đây có thể khởi kiện vụ án lao động:
- Người lao động;
- Người học nghề/ thử việc;
- Người sử dụng lao động.
Khởi kiện vụ án lao động thường phát sinh từ những trường hợp tranh chấp sau:
Tranh chấp lao động cá nhân
- Tranh chấp lao động xảy ra giữa các cá nhân với nhau mà hòa giải không thành hoặc không hòa giải.
- Các tình huống tranh chấp lao động sau không cần phải thông qua hòa giải:
- Người lao động bị sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng;
- Vấn đề bồi thường thiệt hại, trợ cấp thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp xảy ra giữa người giúp việc trong gia đình và chủ sử dụng lao động;
- Tranh chấp về vấn đề bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và chủ sử dụng lao động.
Tranh chấp lao động tập thể
- Tranh chấp giữa cả tập thể lao động với người sử dụng lao động được chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết nhưng các đương sự không đồng ý, hoặc tranh chấp quá thời hạn mà không được chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.
- Các tranh chấp liên quan đến học nghề, thử việc, cho thuê lại lao động, an toàn lao động, bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp,…
Điều kiện để khởi kiện vụ án lao động
Để có thể tiến hành khởi kiện các tranh chấp liên quan đến lao động, người khởi kiện cần đảm bảo các điều kiện.
Điều kiện về đối tượng khởi kiện
Nếu người khởi kiện là người lao động:
- Người lao động từ 15 tuổi trở lên có quyền tự mình khởi kiện.
- Người lao động dưới 15 tuổi có quyền và lợi ích bị tranh chấp thì người khởi kiện phải thông qua người đại diện hợp pháp (cha mẹ, người giám hộ,…) để khởi kiện.
Nếu người khởi kiện là người sử dụng lao động:
- Người khởi kiện có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên.
- Nếu người sử dụng lao động là pháp nhân thì người khởi kiện là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (Tổng giám đốc, giám đốc) hoặc người được ủy quyền hợp pháp.
“Pháp nhân có nhiều định nghĩa, song theo pháp luật Việt Nam thì pháp nhân là những tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác như chính trị, kinh tế, xã hội,… Một cá nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân thì cũng không được pháp luật công nhận có quyền ký kết các văn kiện pháp lý về kinh tế, chính trị, xã hội (nếu cố tình ký kết thì văn bản đó vẫn sẽ bị coi là vô hiệu lực).” (Theo Wikipedia)
Điều kiện về hòa giải
Trong một số tình huống bắt buộc, tranh chấp buộc phải hòa giải rồi mới có thể tiến hành khởi kiện (nếu hòa giải bất thành).
➤ Tham khảo thêm: Luật sư tư vấn dân sự.
Các nguyên tắc trong tranh chấp lao động
Trình tự khởi kiện vụ án lao động
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện vụ án lao động gồm có:
- Đơn khởi kiện theo mẫu.
- Chứng minh nhân dân/sổ hộ khẩu có công chứng của người khởi kiện.
- Hợp đồng lao động.
- Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động/ quyết định sa thải/ thông báo nghỉ việc.
- Quyết định/biên bản hòa giải của cơ quan lao động cấp quận/ huyện, của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc Hội đồng trọng tài lao động thành phố (đối với tranh chấp lao động tập thể).
- Các chứng cứ, tài liệu liên quan tranh chấp lao động.
- Bản kê chi tiết các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện.
- Biên lai nộp lệ phí/tiền tạm ứng án phí.
- Các giấy tờ khác: giấy phép đầu tư, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, nội quy doanh nghiệp, giấy ủy quyền theo pháp luật nếu người đại diện pháp luật không tham gia vụ kiện, biên bản cuộc họp xét kỷ luật,… (đối với người khởi kiện là người sử dụng lao động).
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Đương sự có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án nhân dân địa phương xảy ra tranh chấp hoặc nộp thông qua đường bưu điện.
Bước 3: Tòa án tiếp nhận và thụ lý hồ sơ, thông báo về mức án phí
Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ thông báo cho đương sự. Tòa án thụ lý hồ sơ khởi kiện, Thẩm phán được phân công sẽ tiến hành xem xét, nghiên cứu tình huống vụ án về thẩm quyền dựa trên quy định pháp luật.
- Nếu hồ sơ khởi kiện đúng quy định pháp luật thì Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí
- Nếu nội dung hồ sơ không đúng quy định pháp luật thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và hướng dẫn người khởi kiện nộp đơn.
Dựa theo Nghị quyết 326/2016/UBT/QH14, mức án phí khởi kiện hợp đồng lao động bao gồm 2 phần: án phí lao động sơ thẩm và án phí lao động phúc thẩm. Án phí cần được nộp trực tiếp tại cơ quan thi hành án.
Bước 4: Tòa án ra quyết định
Tòa án ban hành quyết định thụ lý, gửi thông báo đến đương sự và Viện kiểm Sau khi đương sư thanh toán án phí tạm ứng, gửi biên lai đến Tòa án, Tòa án tiến hành thụ lý và ra quyết định mở phiên tòa. Sau khi ra quyết định triệu tập, Tòa án thông báo đến các đương sự và Viện kiểm sát.
Bước 5: Ra quyết định xét xử và mở phiên tòa
Các đương sự cần có mặt tại tòa dựa theo lệnh triệu tập của Tòa án. Nếu vắng mặt cần có lý do chính đáng và gửi văn bản xác nhận tới tòa.
Công ty Luật TNHH Tường & Cộng Sự vô cùng hân hạnh khi được quý khách hàng lựa chọn làm đơn vị tư vấn pháp lý lâu dài. Nếu có nhu cầu giải quyết thủ tục pháp lý liên quan đến tranh chấp lao động, quý vị có thể liên hệ ngay qua hotline 0901.345.506 để được tư vấn chuyên nghiệp và uy tín nhất!
- Địa chỉ: Lầu 1 số 207A Nguyễn Văn Thủ – Phường Đa Kao – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0917 735 191
- Hotline: 0901 345 506
- Email: luattuongcongsu@gmail.com