anh-thu-tuc-khai-nhan-di-san-thua-ke

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi không có di chúc

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi không có di chúc có thể thực hiện được không? Cùng Công ty Luật Tường & Cộng Sự giải đáp tình huống pháp luật này và tìm ra giải pháp tốt nhất.

Điều kiện để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Như thế nào là khai nhận di sản thừa kế?

Khai nhận thừa kế là thủ tục pháp lý nhằm xác lập quyền với di sản do người mất để lại cho đối tượng được hưởng dựa trên quy định pháp luật.

Trong văn bản khai nhận, quyền thừa kế sẽ được xác định nhưng không thể hiện chi tiết.

thủ tục khai nhận thừa kế
Cần khai nhận thừa kế trước khi tiến hành yêu cầu thừa kế

Điều kiện để khai nhận di sản thừa kế

Điều 58, khoản 1 Luật công chứng số 53/2014/QH13 quy định:

“Điều 58. Công chứng văn bản khai nhận di sản

  1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”

Theo đó, việc đủ điều kiện để khai nhận di sản thừa kế chỉ nằm trong 2 trường hợp:

  • Người khai nhận thừa kế là người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật.
  • Người khai nhận thừa kế là những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật và thỏa thuận với nhau không phân chia phần di sản đó.

Thủ tục khai nhận thừa kế là bắt buộc, là tiền đề của quá trình phân chia (hoặc không phân chia) tài sản.

➤ Xem thêm: Thuê Luật sư thừa kế TPHCM.

Thủ tục chuẩn để khai nhận di sản thừa kế khi không có di chúc

Việc khai nhận di sản thừa kế dựa theo di chúc rất đơn giản, chỉ cần tiến hành như nội dung được thể hiện trong di chúc theo tuần tự pháp luật quy định. Vậy nếu trong trường hợp người mất không để lại di chúc thì phải làm thế nào?

Chồng qua đời đột ngột không để lại di chúc cho con thì làm thế nào để khai nhận?

Hỏi: “Thưa các luật sư, tôi năm nay 45 tuổi, chồng tôi vừa qua đời 2 tháng trước do đột quỵ. Hiện nay tôi đang sống ở căn nhà đứng tên chung 2 vợ chồng cùng với 2 con trai năm nay 20 và 22 tuổi. Do chồng tôi mất đột ngột nên không để lại di chúc. Ngoài căn nhà chung, chồng tôi còn một số bất động sản và cổ phần khi làm ăn chung với bạn bè. Xin hỏi trong trường hợp này, tôi muốn khai nhận di sản thừa kế của chồng cho 2 con trai thì có tiến hành được không? Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục khai nhận di sản thừa kế”

Xét xử phân chia di sản theo quy định pháp luật là cách văn minh nhất.

Công ty Luật TNHH Tường & Cộng Sự giải đáp

Trường hợp khai nhận di sản thừa kế không có di chúc được gọi là thừa kế theo pháp luật. Điều 650, khoản 1 Bộ luật Dân sự 91/2015/QH13 quy định:

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

  1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
  2. a) Không có di chúc;
  3. b) Di chúc không hợp pháp;
  4. c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  5. d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, trong trường hợp chồng của chị không để lại di chúc thì toàn bộ di sản sẽ được tiến hành theo quy định của pháp luật. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định chặt chẽ về các đối tượng thừa kế. Các đối tượng thừa kế theo pháp luật được quy định tại điều 651 Bộ luật Dân sự 91/2015/QH13.

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  2. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  3. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  4. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  5. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  6. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo như trích dẫn từ Khoản 1, Điều 651 của Bộ luật Dân sự, chị và con trai đều thuộc Hàng thừa kế thứ nhất.

  • Nếu những người khác cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất cũng muốn nhận di sản thừa kế, thì tài sản sẽ được chia đều cho tất cả mọi người.
  • Nếu những người khác từ chối nhận (cần có văn bản có chữ ký) hoặc không có khả năng nhận thì tài sản sẽ được thừa kế cho chị và 2 con trai.
Khai nhận di sản thừa kế
Nếu không có di chúc phải chia đều di sản cho các đồng thừa kế

➤ Tham khảo: Luật sư giải quyết dân sự.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi không có di chúc

Thủ tục công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng như Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khai nhận di sản thừa kế

Tất cả các giấy tờ trong bộ hồ sơ khai nhận di sản thừa kế đều phải được công chứng. Trong Điều 57, khoản 2 Luật công chứng 53/2014/QH13 có quy định

“Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

  1. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.”

Dựa theo Điều luật 57, người khai nhận di sản thừa kế cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng có chữ ký của người yêu cầu.
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người yêu cầu công chứng và người để lại di sản.
  • Giấy chứng tử và các giấy tờ liên quan (giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân,…) của người để lại di sản.
  • Giấy tờ nhân thân của người khai nhận di sản thừa kế (Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu,…)
  • Các giấy tờ liên quan tài sản (giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…) hoặc các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/ riêng (giấy thỏa thuận tài sản, giấy tờ cho/ tặng tài sản,…).
  • Dự thảo văn bản khai nhận thừa kế.
  • Giấy ủy quyền (cần thiết trong trường hợp có nhiều người được nhận di sản thừa kế nhưng không chia di sản)

Bước 2: Tiến hành công chứng các giấy tờ trong hồ sơ khai nhận di sản thừa kế

Nộp hồ sơ tại Văn phòng công chứng, Công chứng viên tiếp nhận và tiến hành kiểm tra, xử lý:

  • Nếu hồ sơ không đủ điều kiện và cơ sở giải quyết: Công chứng viên từ chối tiếp nhận và giải thích lý do.
  • Hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung hồ sơ.
  • Hồ sơ đủ điều kiện và đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận và tiến hành kiểm tra, xem xét.

công chứng giấy tờ

Tất cả các giấy tờ cần được công chứng trước khi nộp hồ sơ thụ lý

Bước 3: Công khai niêm yết thụ lý văn bản khai nhận di sản thừa kế

Văn phòng công chứng (tổ chức hành nghề công chứng) sau khi tiếp nhận hồ sơ đủ điều kiện sẽ tiến hành niêm yết công khai. Địa điểm niêm yết là UBND cấp xã, nơi thường trú cuối cùng trước khi mất của người để lại di sản.

Nếu không xác định được địa phương thường trú cuối cùng sẽ niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối trên giấy tờ, thời gian niêm yết kéo dài 15 ngày. Nội dung niêm yết gồm:

  • Họ & tên người để lại di sản.
  • Họ & tên người thừa kế khai nhận di sản.
  • Quan hệ giữa người khai nhận di sản và người để lại di sản.
  • Danh mục các di sản được thừa kế.

Các quy định về niêm yết được nêu rõ trong Điều 18 của Nghị định số 29/2015/NĐ-CP. Chẳng hạn đối với khoản 2 trong Điều 18 nói về việc cần trung thực khi khai nhận di sản thừa kế.

“Điều 18. Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản

  1. Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết….”

Theo điều 18 cần chú ý các trường hợp khi niêm yết:

Bước 4: Ký văn bản khai nhận di sản thừa kế

Sau khi niêm yết đủ 15 ngày mà không có bất kỳ khiếu nại, tố cáo nào thì tổ chức hành nghề công chứng có thể tiến hành giải quyết hồ sơ:

  • Trường hợp đã có dự thảo văn bản khai nhận thừa kế: Công chứng viên kiểm soát lại các nội dung trong văn bản, để đảm bảo không có điều khoản nào vi phạm pháp luật hay trái đạo đức xã hội…
  • Chưa có dự thảo văn bản khai nhận thừa kế: Công chứng viên sẽ soạn thảo văn bản dựa trên yêu cầu và đề nghị của người khai nhận di sản. Khi soạn thảo xong, người khai nhận xem xét lại nội dung. Nếu đồng ý thì Công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận thừa kế.

Ký xác nhận

Trước khi ký xác nhận cần đối chiếu giấy tờ

Bước 5: Ký chứng nhận và trả kết quả khai nhận

Người khai nhận xuất trình các bản chính của giấy tờ đã chuẩn bị ở bước 1 để đối chiếu thêm một lần nữa trước khi ký xác nhận vào Lời chứng và các trang Văn bản khai nhận.

Khi hoàn tất các thủ tục, công chứng viên tiến hành thu phí và thù lao công chứ, các chi phí liên quan phát sinh. Cuối cùng, công chứng viên trả lại bản chính của văn bản khai nhận cho người thừa kế.

Sau khi ký xong sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính Văn bản khai nhận cho người thừa kế.

Kết lại

Công ty Luật Tường & Cộng Sự chuyên giải quyết các thủ tục pháp lý với tác phong cực kỳ chuyên nghiệp. Nếu quý khách có bất kỳ nhu cầu nào liên quan đến tư vấn, tranh chấp hay tố tụng pháp luật, đừng quên liên lạc với Công ty Luật Tường & Cộng Sự để được tư vấn phương án tốt nhất có thể. Gọi ngay số hotline 0901.345.506 ngay khi bạn cần chúng tôi!

Công ty Luật TNHH Tường & Cộng Sự

 

 

 

Công ty Luật TNHH Tường & Cộng Sự

Địa chỉ: Lầu 1 số 207A Nguyễn Văn Thủ – Phường ĐaKao – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0917 735 191

Hotline: 0901 345 506

Email: luattuongcongsu@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *