Thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có quy trình phức tạp đồng thời liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau. Để thực hiện thủ tục chính xác và tiết kiệm thời gian, tiền bạc, doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị luật tư vấn uy tín.
Những khó khăn khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
Việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không đơn giản như thành lập doanh nghiệp trong nước mà vướng phải rất nhiều hạn chế và trở ngại. Từ ngày 1/1/2009, nhà nước đã ban hành quy định cá thể kinh doanh nước ngoài được phép tiến hành hoạt động đầu tư dưới hình thức công ty 100% vốn nước ngoài.
Đặc điểm chung khi thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
- Nhà đầu tư là một cá nhân, một tổ chức hoặc là nhiều cá nhân, nhiều tổ chức cùng hợp tác, chung vốn để thành lập công ty và kinh doanh tại Việt Nam.
- Nhà đầu tư có tư cách pháp nhân và hưởng quyền lợi nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam. Sẽ không có sự phân biệt hay bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam.
- Các công ty sẽ được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Có nghĩa là nhà đầu tư sẽ chỉ chịu trách nhiệm bằng với số vốn đầu tư kinh doanh.
- Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp hoàn toàn thuộc về quyền sở hữu của nhà đầu tư.
- Doanh nghiệp sẽ được các cá nhân, tổ chức nước ngoài tự quản lý cũng như chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Nhà nước Việt Nam chỉ thực hiện quản lý về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đồng thời Nhà nước sẽ theo dõi, kiểm tra xem doanh nghiệp có thực hiện kinh doanh theo đúng luật không chứ không hề can thiệp vào quy trình quản lý.
Những hạn chế khi thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Tuy nhiên, việc phân phối một số sản phẩm bị hạn chế (như rượu) vẫn phải xin thêm một giấy phép riêng. Quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Nghị định 23) và Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) ngày 21/5/2007 công bố lộ trình thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và phân phối.
➤ Tham khảo: Luật sư doanh nghiệp TPHCM.
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
Để tránh khỏi các rắc rối mà nhiều nhà đầu tư mắc phải, các luật sư Công ty Luật Tường & Cộng Sự xin hướng dẫn quy trình thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư tại UBND tỉnh
Trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận, nhà đầu tư cần đăng ký chủ trương đầu tư tại Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh. Những trường hợp sau thuộc thẩm quyền quyết định của Cơ quan UBND cấp tỉnh:
- Dự án đầu tư được Nhà nước trực tiếp cấp/ cho thuê đất không qua đấu giá/ đấu thầu/ chuyển nhượng hoặc dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
- Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật.
Nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký, bao gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (đối với nhà đầu tư là cá nhân);
- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý (đối với nhà đầu tư là tổ chức);
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Bản sao một trong các tài liệu sau:
- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
- Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
- Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
- Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Bước thứ 2 trong quy trình thành lập công ty 100 vốn nước ngoài đó là xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Trong trường hợp dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
- Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cần phải kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên hệ thống thông tin quốc gia. Trong 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư.
- Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản để truy cập hệ thống thông tin quốc gia, theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.
- Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ, cấp mã số cho dự án.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm các thành phần sau:
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức cần chuẩn bị:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư
- Bản sao một trong các giấy tờ sau: báo cáo tài chính của nhà đầu tư, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam
- Hộ chiếu có công chứng của người đại diện theo pháp luật công ty. Nếu người đại diện là người nước ngoài thì cần Bản sao công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài.
- Điều lệ công ty 100 vốn nước ngoài
- Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê
- Nếu dự án có sử dụng công nghệ cần kèm theo bản giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án theo quy định;
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc bản sao thẻ căn cước hoặc bản sao hộ chiếu đối
- Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam
- Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy chứng minh quyền sử dụng đất theo đúng quy định.
Bước 3: Nộp đơn xin thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bước tiếp theo trong quy trình thành lập công ty 100 vốn nước ngoài đó là làm thủ tục thành lập công ty.
Hồ sơ thành lập công ty 100 vốn nước ngoài gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty 100 vốn nước ngoài.
- Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Các bản sao:
- Thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu của các thành viên là cá nhân.
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức và văn bản ủy quyền; giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự đối với thành viên là tổ chức.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài).
Bước 4: Công khai bố cáo thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định của pháp luật.
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Danh sách cổ đông đồng sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đối với công ty cổ phần).
Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 5: Khắc con dấu của doanh nghiệp
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Số lượng và hình thức con dấu do doanh nghiệp tự quyết định trong phạm vi pháp luật cho phép.
Bước 6: Công bố con dấu trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thời gian thụ lý: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
Sau khi có con dấu, doanh nghiệp tiến hành đăng tải mẫu con dấu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và được sở KH-ĐT cấp 01 giấy xác nhận đã đăng tải mẫu con dấu.
Kết luận
Trên đây là phần tư vấn cặn kẽ của Công ty Luật Tường & Cộng Sự về thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Cảm ơn sự tin tưởng của bạn khi lựa chọn Công ty của chúng tôi. Nếu có nhu cầu giải quyết thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập doanh nghiệp bạn có thể liên hệ ngay qua hotline 0901.345.506 để được tư vấn chuyên nghiệp và uy tín nhất!
Công ty Luật TNHH Tường & Cộng Sự
- Địa chỉ: Lầu 1 số 207A Nguyễn Văn Thủ – Phường ĐaKao – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0917 735 191
- Hotline: 0901 345 506
- Email: luattuongcongsu@gmail.com